Đánh cá ngày nay được áp dụng rất nhiều phương pháp khác nhau, trong đó hầu hết đều sử dụng đến máy móc và trang thiết bị hiện đại để năng suất được cao hơn.

Thế nhưng ở một số nơi vẫn đang dùng những cách đánh bắt cổ xưa và có thể nói là “một không hai”. Tuy không bắt được nhiều bằng công nghệ máy móc nhưng lại hết sức mang tính truyền thống.

Phương pháp đánh cá bằng cà kheo

 

Phương pháp này bắt nguồn từ người dân đảo Sri Lanka, gần bờ biển Ấn Độ, thuộc Thái Bình Dương. Người dân tại đây sử dụng một chiếc cột gỗ thẳng cắm sâu xuống nền cát vài mét, trên cột gỗ thường được gắn thêm một thanh ngang để có thể đứng trên đó.

Câu cá bằng cà kheo

Từ đó người dân có thể thả câu và chờ đợi cá cắn mồi, kỹ thuật này thực chất là ngồi ở vị trí cao khỏi mặt nước để đánh cá mà ngày nay chúng ta thường hay ngồi lên thuyền hoặc trên bờ câu cá cũng như vậy.

Có lẽ bạn sẽ hỏi tại sao họ lại phải làm thế trong khi có thể ngồi trên bờ đánh bắt cá. Cách này được phát minh ra từ thế chiến thứ II , lúc này nguồn lương thực trở nên cạn kiệt, những nơi dễ đánh bắt và gần bờ thì quá đông đúc vì vậy mà người dân bắt đầu sử dụng phương pháp này để đánh bắt xa bờ.

Người dân Sri Lanka câu cá bằng cà kheo

Ở Việt Nam ngày nay cũng có một nơi sử dụng phương pháp này để đánh cá đó là người dân vùng biển Nam Định.

Các bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết: Đánh bắt cá bằng cà kheo

 

Phương pháp đánh cá bằng chim cốc ở Nhật

 

Chim cốc là một loài “sát thủ” săn cá bởi chúng cực giỏi trong việc tóm gọn những con mồi dưới nước. Chúng thường hoạt động quanh các bờ biển hoặc ven sông. Người dân Nhật nhận thấy đặc điểm bắt cá vượt trội của loài chim này nên đã tận dụng chúng thành những công cụ hết sức lợi hại.

Đánh bắt cá cùng chim cốc

Bạn có thể tìm thấy những cảnh tượng đặc sắc này ở sông Nagara, tỉnh Gifu , Nhật Bản. Trải qua nhiều năm nhưng phương pháp này vẫn được người dân ở đây ưa chuộng, một phần gìn giữ văn hóa truyền thống, một phần để thu hút khách du lịch tham quan.

Vào mỗi buổi đánh bắt người dân thường đem theo tầm 7 – 10 chú chim cốc ra khơi. Khi những chú chim đã bắt được cá ngư dân chỉ việc kéo chú chim cốc đó về thuyền để lấy cá. Để tránh tình trạng chim ăn mất cá trước khi kịp kéo về thì người ta đã đặt trong họng chúng một chiếc nẫy nhỏ ngăn cá chui xuống mà ko hề làm ảnh hưởng tới chim cốc.

Buổi đánh cá cùng đàn chim cốc

 

Phương pháp đánh cá với rái cá

Nghe thì có vẻ lạ nhưng thực chất đây là phương pháp đánh cá cực kỳ năng suất của người dân tại Bangladesh.

Loài động vật bắt cá hết sức tài tình

Những chú rái cá không phải là công cụ mà là những người bạn đồng hành cùng ngư dân nơi đây. Nhiệm vụ của chúng là bơi vòng quanh để lùa cho những chú cá chui vào lưới. Việc của những ngư dân đơn giản hơn rất nhiều khi chỉ cần kéo lưới lên nếu thấy lưới động.

Những chú rái cá đồng hành cùng ngư dân Bangladesh

Tuy rằng đây là một kỹ thuật đánh bắt rất dễ và đem lại hiệu quả cao thế nhưng rái cá đang trong tình trạng có nguy cơ bị tuyệt chủng dẫn tới phương pháp này không còn xuất hiện nhiều như trước nữa.